Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 7635 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           

1. Lịch sử hình thành

Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.

Tính đến năm 2015 Vĩnh Phúc có diện tích  1.235,13 km2 với dân số khoảng 1.054.492 người, mật độ dân số khoảng 854 người/km2.

2. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3. Địa hình

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha; Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha.

4. Khí hậu, thủy văn

Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm  23,20C– 250C, lượng mưa 1.500 – 1.700 mm; độ ẩm trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18­oC) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh.

5. Tài nguyên, khoáng sản

Tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc gồm có: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch.

Tài nguyên nước: Gồm nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày-đêm.

Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi. Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2015: Tổng diện tích 123.513 ha; Đất nông nghiệp 92.920 ha chiếm 75,23%; Đất phi nông nghiệp 29.311 ha chiếm 23,73%; Đất chưa sử dụng 1.282 ha chiếm 1,04%.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,12 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 14,12 nghìn ha, rừng phòng hộ là 2,95 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,05 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội Vĩnh Phúc.

6. Các đơn vị hành chính

Tỉnh Vĩnh Phúc có 09 đơn vị hành chính, gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

7. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số trung bình năm 2015 khoảng 1.054.492 người, trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49,18%, dân số nữ 535.933 người chiếm 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 10,6%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10,8%.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 567 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 306.809 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiểu học, 146 trường THCS, 37 trường THPT, 01 trường PTCS, 02 trường trung học và 14 đơn vị giáo dục thường xuyên; 3 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04 trường trung học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 2011-2015 đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.

Không tìm thấy hình ảnh
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (11976)

Vĩnh Phúc
- Địa chỉ: Đường Mê Linh, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên
- Điện thoại: 0211.3845.858. - Fax: 0211.3615.777
- Email:
- Website: www.vinhphuc.gov.vn

Kon Tum
- Địa chỉ: số 112E Bà Triệu, Tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Tel: 060.3915457 - Fax: 060.3912299;
Đền Tưởng Niệm Các Vua Hùng
- Địa chỉ: 207/2 Xa Lộ Hà Nội, P. Long Bình, Quận 9
- Tel:
Hà Nam
- Địa chỉ: UBND Hà Nam, 90 đường Trần Phú, phường Quang Trung, Thành phố Phủ Lý.
- Tel: 0351.852610, fax: 0351.854707
Malaysia
- Địa chỉ: Malaysia
- Tel:
Tỉnh Nam Định
- Địa chỉ: Số 57 Đường Vị Hoàng- Thành phố Nam Định
- Tel: (0350) 3849315 - Fax: (0350) 3867059.

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2024 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam