Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 7014 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           
Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển.Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ.
Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp.
Phía Nam giáp biển Đông.
Phía Tây ngăn cách với huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước của tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp.
Phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông Lòng Tàu.
Phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị Vải.
Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã là:
 
Xã Bình Khánh.
Xã An Thới Đông.
Xã Tam Thôn Hiệp.
Xã Thạnh An.
Xã Lý Nhơn.
Xã Long Hoà.
Ngoài ra, huyện này có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.
 
Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Mảnh đất Rừng Sác Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam. Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đất nước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ, một trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống thực dân Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ …Cùng với việc hình thành các cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên thông qua các hoạt động nông, lâm, diêm nghiệp, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây cũng ngày một phong phú, đa dạng, mang dấu ấn vừa chung lại vừa rất riêng với những tập tục mang đậm bản sắc dân tộc, và tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông hằng năm vào rằm tháng tám, thờ cúng thần Nông, thờ người có công với làng, với nước. Cùng với các lễ hội là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơ ca, hò vè mang đậm màu sắc dân gian truyền thống.
 
Tuy vậy, trước 30-4-1975, Cần Giờ chỉ là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòng cho con đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào cảng Sài Gòn. Xung quanh đồn bốt địch là những vùng dân cư nghèo nàn, lạc hậu, bị chà đi xát lại bởi các cuộc hành quân bố ráp. Hơn hai triệu tấn bom đạn, hơn bốn triệu lít chất độc hóa học đã biến rừng ngập mặn thành bình địa trơ trụi, hệ sinh thái môi trường bị biến đổi nghiêm trọng.
 
Sau 30-4-1975 Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải tiếp một cơ ngơi hết sức khiêm tốn với 2.808 hécta đất trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa một vụ với năng suất thấp), 42 máy cày,20 máy bơm, 3 cơ sở xay sát gạo loại nhỏ với hơn 100 xuồng máy, xuồng chèo. Về giao thông, với khoảng 10 tuyến đò dọc, đò ngang đưa người đi lại bằng đường sông; 3 xe ô tô, 4 xe lam, 93 xe gắn máy chạy trên đoạn đường bộ 13 cây số từ Cần Thạnh đến Đồng Hòa. Về ngư nghiệp, nghành kinh tế chủ lực cũng chỉ có 602 khẩu đáy cố định, 72 khẩu đáy chạy, đáy thùng, 30 khẩu đáy rạo, 164 ghe lưới, 95 ghe cào, te ven bờ ….
 
Bắt tay vào khôi phục và xây dựng kinh tế xã hội của Duyên Hải sau giải phóng, với hành trang tinh thần là truyền thống cách mạng kiên cường và hành trang vật chất là sự nghèo nàn lạc hậu về kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, y tế, Đảng bộ huyện Duyên Hải ban đầu với 9 chi bộ và hơn 80 Đảng viên đã đối mặt ngay với nạn đói, nạn dốt và phải gấp rút tìm, giải quyết công ăn việc làm, học hành, chữa bệnh cho gần 24.000 dân trong huyện.
 
Thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn luôn luôn nhiều hơn, có những khó khăn trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua, vậy mà suốt 25 năm ấy (1975 - 2000) từ điểm xuất phát về kinh tế, xã hội thấp hơn nhiều so với các quận, huyện khác của thành phố, Đảng bộ Cần Giờ đã vững tay chèo, lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, tiềm lực sẵn có, cộng với sự hỗ trợ từ thành phố và Trung ương, từng bước khôi phục, xây dựng và phát triển Cần Giờ trở thành Huyện có kinh tế ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với trọng tâm hướng vào phát triển du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng kinh tế biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu kinh tế ngư – nông – lâm – dịch vụ.
 
Những gì mà Cần Giờ đạt được trong 25 năm – ¼ thế kỷ qua “là kết quả của quá trình phấn đấu kiên trì, là kết tinh của trí tuệ, phẩm chất, khí phách của Đảng bộ và nhân dân Huyện Cần Giờ. Những kết quả đó không chỉ đánh dấu chặng đường phát triển mới của Huyện mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo”.
 
Không tìm thấy hình ảnh
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (5481)

Huyện Cần Giờ
- Địa chỉ: Đường Lương Văn Nho, khu phố Giồng Ao, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM
- Điện thoại: (08)3 8740.506
- Email:
- Website: www.cangio.hochiminhcity.gov.vn

Phú Yên
- Địa chỉ: Số 07 Độc lập, Tp Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên
- Tel: 057.3828747 - Fax: 057.3824842
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Địa chỉ: Số 198 đường Bạch Đằng, khu phố 4, phường Phước Trung,
- Tel: 064.3727389 -
Liên Bang Nga
- Địa chỉ: Liên Bang Nga
- Tel:
Hà Nam
- Địa chỉ: UBND Hà Nam, 90 đường Trần Phú, phường Quang Trung, Thành phố Phủ Lý.
- Tel: 0351.852610, fax: 0351.854707
Quảng Bình
- Địa chỉ: Số 06 Hùng Vương - Thành phố Đồng Hới - Quảng Bình
- Tel: (052) 3823457;

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2024 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam