Bình Dân là bệnh viện thực tập Ngoại khoa chính của trường Đại học Y Sài gòn.
Mặc dù cơ sở không khang trang nhưng là bệnh viện Ngoại khoa duy nhất ở miền Nam Việt Nam. Ở đây tập trung hầu hết các Thầy đầu ngành Ngoại và nhận điều trị, mổ xẻ tất cả các bệnh Ngoại khoa chuyển đến từ các bệnh viện thành phố hay tỉnh. Từ khi thành lập đến trước ngày30/4/1975, bệnh viện đã thực hiện được hầu hết các phẫu thuật cổ điển trên thế giới. Trong lãnh vực tim-mạch, GS Nguyễn Hữu và các phụ tá đã mổ tim hở, đã ghép nối, sửa chữa các mạch máu, đã phẫu thuật lồng ngực, thực quản; đối với các bệnh ngoại ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa, các bộ phân sinh dục trong, thành bụng, bướu cổ. GS Phạm Biểu Tâm và các phụ tá đã mổ tốt tất cả. Về các bệnh Niệu-Sinh dục, GS Ngô Gia Hy và các phụ tá đã thực hiện đầy đủ và chuẩn bị ghép thận. Về sửa chữa và tạo hình các bệnh lý xương khớp, kể cả cột sống và ghép các khớp, GS trần Ngọc Ninh, GS Hoàng Tiến Bão và các phụ tá đã mổ rất tốt. Về mổ trừ căn các ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư hàm mặt, cổ, hầu họng và tạo hình...GS Đào Đức Hoành và các phụ tá đã thực hiện rất hoàn hão.
Cùng với bệnh viện Chợ Rẩy (Ngoại A = Sọ não) bệnh viện Bình Dân (Ngoại B = Bụng) là cơ sở thực tập chính cả đại học lẫn sau đại học về Ngoại chung, về Ngoại Niệu, về Chấn thương chỉnh hình, về Ung thư, về Mắt, về Tai Mũi Họng, về Hàm mặt, về Da liễu và về Gây mê Hồi sức cho trường đại học Y Sài Gòn, cho nên có thể nói là hầu hết các bác sĩ miền Nam ra trường trước 30/4/1975 đều xuất thân từ Đại học Y Sài Gòn và Bệnh viện Bình Dân mà GS Phạm Biểu Tâm và sau đó GS Ngô Gia Hy là Hiệu trưởng: Liên hoan sau trình luận án Tiến sĩ Y khoa quốc gia) Điều đáng tiếc là sau 30/4, nhiều bác sĩ giỏi đã ra nước ngoài nhưng điều nầy cũng đã là một lợi thế cho nước ta vì các bác sĩ nầy đã trở thành những thầy thuốc Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, như giáo sư Nghiêm Đạo Đại (H.28) chẳng hạn, được người ngoại quốc kiêng nể và đã đem kỹ thuật cao về giúp phát triển cho ngành y nước ta trong những năm qua.