Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 5085 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           

Ra đời ngày 29/04/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – số 202 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất là các tầng lớp phụ nữ và khách nước ngoài đến tham quan Tp. Hồ Chí Minh.

Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của  các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau.

Được sự chấp thuận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, tháng 1 năm 1983, Tổ nghiên cứu lịch sử phụ nữ Nam bộ (gọi tắt là Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ) được thành lập. Tổ Sử Phụ nữ gồm 13 nữ cán bộ lão thành, đa số đã nghỉ hưu, tự nguyện tham gia công tác tổng kết lịch sử phong trào phụ nữ Nam bộ, do bà Nguyễn Thị Thập – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 2,3,4, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ năm 1956 đến năm 1974) phụ trách.

Với tinh thần làm việc khẩn trương của Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ, ngày 29/4/1985, nhân kỷ niệm 10 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ được khánh thành với diện tích 200m2 gồm 6 phòng trưng bày chuyên đề. Hoạt động chưa đầy 1 năm, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ đã đón cả 100.000 lượt khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam.

Song, thực tế cho thấy với một diện tích trưng bày khiêm tốn như trên, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ không thể nào chuyển tải hết nội dung cũng như thể hiện được các mặt tiêu biểu, đặc thù của phụ nữ miền Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Do đó, ngày 8/3/1986, được Trung Ương Đảng và Nhà nước cho phép, Tổ sử Phụ nữ Nam bộ khởi công xây dựng bảo tàng mới có diện tích 3.000m2 với sự ủng hộ tích cực về tiền bạc, vật tư của của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân, kiều bào, …

Qua 4 năm vừa lo vận động kinh phí vừa thi công xây dựng, vừa tích cực sưu tầm tư liệu, hiện vật và biên soạn quyển “Truyền thống đấu tranh cách mạng của Phụ nữ Nam bộ thành đồng” là một nỗ lực rất lớn của Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ và của lớp cán bộ trẻ đầy tâm huyết với việc cho ra đời một bảo tàng về phụ nữ Nam bộ. Đây là một bảo tàng được xây dựng theo phương thức xã hội hóa đầu tiên ở Việt Nam.

Ngày 18/05/1990, lễ khánh thành Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ được tổ chức trọng thể trong không khí tưng bừng cả nước kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ. Bảo tàng có diện tích sử dụng 5.410,5m2, một hội trường có sức chứa gần 1.000 người, hệ thống kho bảo quản trên 700m2. Từ đó đến nay, dưới sư' lãnh đạo của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch) và sự hỗ trợ của Cục Di sản Văn hóa, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, đồng bào ở các địa phương, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị trí trong hệ thống bảo tàng cả nước. Hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Phụ nư Nam Bộ có nhiều nỗ lực chủ động sáng tạo trong các mặt công tác chuyên môn nhằm giáo dục truyền thống của Phụ nữ Việt Nam cho công chúng và trở thành điểm đến – nơi họp mặt truyền thống, giao lưu, sinh hoạt văn hóa,  …của các thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Bảo tàng hiện quản lý 31.360 hiện vật. Trong đó có 30.431 hiện vật trong kho và 929 hiện vật đang trưng bày; 16.739 hiện vật thể khối và 14.621 phim, ảnh, tài liệu khoa học phụ các loại; gần 2/3 là hiện vật loại hình chiến tranh cách mạng với hơn 1/3 là hiện vật văn hóa bao gồm nhiều chất liệu. Các hiện vật được chia thành 24 sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất liệu, trong đó có 6 sưu tập hiện vật quí hiếm. Hầu hết hiện vật được bảo quản theo đúng hướng dẫn của Cục Di sản Văn hóa theo từng chất liệu với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Hiện vật được quản lý trong máy tính theo phần mềm do Cục Di sản hướng dẫn. Mỗi năm có tiến hành xịt mối mọt, bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ hiện vật. Ngoài ra, thư viện của bảo tàng có trên 11.000 đầu sách chuyên đề về phụ nữ.

.


Toàn cảnh Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ

Đối với hệ thống trưng bày, ngoài trưng bày 11 chuyên đề cố định và trưng bày nhiều chuyên đề định kỳ khác tại bảo tàng thu hút từ 60.000 – 80.000 khách tham quan mỗi năm, việc phối hợp với các bảo tàng trung ương, các bảo tàng địa phương và bảo tàng ở nước ngoài tiến hành trưng bày lưu động để đưa bảo tàng đến với công chúng ở khắp cả nước cũng được phát huy. Mỗi năm tổ chức trưng bày lưu động từ 3 đến 5 cuộc, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan. Hệ thống trưng bày bảo tàng có định kỳ chỉnh trang, nâng cấp. Năm 2005, Bảo tàng đưa vào trưng bày các chuyên đề về: tín ngương thờ Mẫu, trang phục trang sức phụ nữ các dân tộc ở miền Nam, làng nghề truyền thống … với phong cách trưng bày mới đã thu hút được sự quan tâm của khách tham quan trong và ngoài nước.

Đến nay, đã có hơn 3 triệu lượt khách đến tham quan và tham gia những hoạt động của Bảo tàng trong đó có hơn 4.000 đoàn khách trong nước và gần 1.500 đoàn khách quốc tế, trên 50 đoàn lãnh đạo cao cấp trong và ngoài nước.


Phòng trưng bày

Bên cạnh việc sưu tầm tư liệu, hiện vật về những đóng góp của phụ nữ miền Nam trong chống ngoại xâm, từ năm 1994, Bảo tàng đã chú trọng sưu tầm tư liệu hiện vật về những đóng góp của phụ nữ miền Nam trong bảo tồn phát huy di sản văn hóa của dân tộc trong đó có hiện vật văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống v.v… trong đó, nổi bật vai trò người phụ nữ trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng và trong đời sống gia đình. Đến nay, Bảo tàng đã có nhiều bộ sưu tập: chóe, bộ ăn trầu, trang phục, trang sức, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng trong sản xuất nông nghiệp lúa nước v.v… Đó là chưa kể hàng trăm giờ ghi hình phim tư liệu về văn hóa phi vật thể: dân ca, làng nghề truyền thống, lễ hội thờ Bà (Mẫu).

Bảo tàng đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan như: tham quan miễn phí tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày Lễ, Tết), khách tham quan không cần đăng ký trước và có thể tham gia các chương trình có giải thưởng hàng tháng mà Bảo tàng đề ra, … Ngoài ra, nhằm thu hút thế hệ trẻ ôn lại truyền thống, thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động bảo tàng, Bảo tàng tổ chức nhiều cuộc họp mặt giao lưu các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng và phụ nữ tiêu biểu ở các tỉnh thành miền Nam, họp mặt giao lưu nữ thanh niên xung phong, nữ tù chính trị, nữ Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, nữ quản lý doanh nghiệp, Anh hùng lực lượng võ trang v.v…, các cuộc sinh hoạt hè của HSSV, hội thi tìm hiểu truyền thống phụ nữ Việt Nam, hội thi nấu ăn của trẻ em khuyết tật, hội chợ hàng tiêu dùng cho phụ nữ. Bảo tàng đã tổ chức Hội thảo khoa học về Mẹ dạy con, về trẻ em đường phố, nữ nhà báo hy sinh trong kháng chiến v.v..

Cán bộ tuyên truyền của bảo tàng đi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về truyền thống phụ nữ ở nhiều địa phương, đơn vị, trường học, … nhân các ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8/3 hoặc ngày thành lập Hội LHPNVN 20/10. Ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học “Trang phục Phụ nữ miền Nam qua các thời kỳ lịch sử”, Bảo tàng tổ chức 8 buổi trình diễn trang phục truyền thống thu hút được hàng ngàn công chúng. Bảo tàng còn vận động các cơ quan, đơn vị, các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh Thành phố, HTV, Báo Người Lao Động, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Công nghiệp, Báo Tình Thương Cuộc Sống và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố hàng năm tài trợ và đồng tổ chức các hoạt động cho phụ nữ và trẻ em với chi phí hàng chục tỉ đồng trong những năm qua.

Bảo tàng đã sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, in ấn và xuất bản 30 đầu sách về phụ nữ miền Nam, trong đó có quyển “Phụ nữ Nam bộ thành đồng” tổng kết phong trào đấu tranh của phụ nữ Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến (đã tái bản lần thứ ba), “Di tích danh thắng Lịch sử Văn hóa Phụ nữ Việt Nam”, “Truyện tích huyền thoại Phụ nữ Việt Nam” v.v… Bảo tàng phối hợp với Đài truyền hình TPHCM và xưởng phim Giải Phóng thực hiện 4 bộ phim tư liệu về Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ, chân dung người mẹ miền Nam, nữ tù chính trị và nữ thanh niên xung phong đạt những giải thưởng giá trị. Công tác nghiên cứu khoa học được Bảo tàng quan tâm với hàng chục đề tài nghiên cứu liên quan đến vai trò người phụ nữ trong kháng chiến cũng như trong gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong quá trình đi sưu tầm tư liệu - hiện vật, tiếp xúc nhân chứng lịch sử và một số hoạt động khác, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã góp phần hướng dư luận đến một số vấn đề mà Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, tác động tích cực đến việc giải quyết chính sách cho những người có công với nước, chính sách xã hội đối với cựu nữ tù chính trị, nữ thanh niên xung phong, …. Cụ thể là việc đề nghị tỉnh Tiền Giang lập nhà lưu niệm Bà Nguyễn Thị Thập, đề xuất phong tặng danh hiệu anh hùng cho liệt sĩ Bé Sáu ở Tiền Giang. Những nội dung này đã thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa của thế hệ sau với những người đi trước đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình cho Tổ quốc. Từ số tiền tiết kiệm được trong các cuộc  họp mặt, hội thi có sự vận động các nhà hảo tâm đóng góp, Bảo tàng đã xây dựng 14 nhà tình thương, tình nghĩa cho các đối tượng phụ nữ nghèo ở một số tỉnh.

Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế ngày càng được bảo tàng chú trọng và đạt được nhiều kết quả. Bảo tàng đă đưa hiện vật đi trưng bày ở các nước Bỉ, Hà Lan, phối hợp với Bảo tàng Chihiro (Nhật Bản) trưng bày tranh về chủ đề “Mẹ vắng nhà” (sưu tập tranh của cố nữ họa sĩ Chihiro sáng tác từ cảm xúc đọc tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi), trưng bày búp bê truyền thống Nhật Bản tại Bảo tàng. Ngoài việc tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo trong nước, cán bộ Bảo tàng còn tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế như: hội thảo quốc tế về bảo tàng khu vực Đông Nam Á do Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) tổ chức tại Lào và Campuchia (năm 2006), hội  nghị quốc tế lần I về bảo tàng phụ nữ tại Italy với sự tham gia của đông đảo đại biểu từ 23 bảo tàng phụ nữ trên thế giới (năm 2008). Qua sự trao đổi, hợp tác, Bảo tàng đă có dịp giới thiệu về truyền thống của phụ nữ Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hóa dân tộc nói chung với bạn bè thế giới.

Từ khi thành lập đến nay, tập thể cán bộ công chức Bảo tàng đã không ngừng học tập, phấn đấu vươn lên mọi mặt về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị và quản lý. Với những thành tích đạt được, năm 1998, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đă vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng và liên tục nhiều năm liền nhận bằng khen của Bộ Văn hóa thông tin và bằng khen UBND TP.HCM. Ngày nay, đội ngũ cán bộ Bảo tàng đang cố gắng phấn đấu đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển ngành bảo tàng nói riêng và sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa nói chung

Không tìm thấy hình ảnh
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (4432)

Bảo Tàng Phụ Nữ Nam Bộ
- Địa chỉ: 202 đường Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3,
- Điện thoại: (84.8) 39320322 - 39325690 - Fax: (84.8) 39327130
- Email:
- Website: www.baotangphunu.com

Cty CP Thương Mại và Chuyển phát nhanh Nội Bài ( Chi nhánh Netco Hồ Chí Minh)
- Địa chỉ: 61 Phổ Quang - Phường 2 Quận Tân Bình
- Tel: (08).39 970 970 - Fax (08).38 456 779
Cty TNHH Công Nghiệp Gốm Bạch Mã ( Việt Nam)
- Địa chỉ: Đường số 2A - Khu CN Mỹ Xuân A - Xã Mỹ Xuân ,Huyện Tân Thành
- Tel: (84) 643 932333- Fax : (84) 643932338
Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 8, Số 59 Quang Trung, P. Nguyễn Du, Q Hai Bà Trưng,
- Tel: (04)3.9446066. - Fax: (04)3.9446070
Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng
- Địa chỉ: 565 Điện Biên Phủ - Thanh Khê
- Tel: (+ 84 511) 3 723 666 - Fax .(+ 84 511) 3 723 667
Cty TNHH Đồ dùng Gia đình SAPA
- Địa chỉ: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q.Phú Nhuận
- Tel: 083 8455 138 - Fax: 083 8455 129

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2025 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam